• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Một số bài học kinh nghiệm rút ra từ Hội thi "phổ biến, giáo dục pháp luật về tìm hiểu phòng, chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS trong học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh"

03

Thầy Ngô Văn Hựu - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh
trao giải nhất cho đại diện Đội CĐ3-KT-17

Giáo dục, rèn luyện cùng với đào tạo là hai mặt hoạt động song song, cùng thực hiện mục tiêu đào tạo toàn diện của Trường Cao đẳng nghề (CĐN) Trà Vinh. Đó là đào tạo ra đội ngũ lao động kỹ thuật "vừa hồng, vừa chuyên", đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh nhà.

Trong các năm qua, được sự quan tâm hỗ trợ mọi mặt của các cơ quan chức năng như Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn Viên chức tỉnh, Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội, Trung tâm phòng chống HIV/AIDS, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy ... đã tạo điều kiện cho Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện học sinh, sinh viên (HSSV), nhất là tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Công tác tuyên truyền, báo cáo, nói chuyện chuyên đề về phòng, chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS được Nhà trường duy trì đều đặn, mỗi năm có từ 500 đến 1.000 lượt đoàn viên công đoàn, cán bộ, viên chức, lao động (CBVCLĐ) và HSSV tham dự. Chính vì vậy mà suốt từ ngày thành lập và đi vào hoạt động đến nay chưa có đoàn viên công đoàn, CBVCLĐ, HSSV nào của Nhà trường vi phạm các quy định về phòng, chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, bị lây nhiễm HIV/AIDS.

Trong nhiều hình thức tuyên truyền thì hình thức tổ chức "hội thi" là hình thức tuyên truyền có nhiều ưu điểm: chất lượng tuyên truyền tốt, người được tuyên truyền (thí sinh) nắm chắc nội dung tuyên truyền, nhớ lâu, từ đó nâng cao nhận thức để có hành động đúng đắn của bản thân, đồng thời người được tuyên truyền còn có thể trở thành tuyên truyền viên tích cực cho người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh.

Với nhận thức như trên, thực hiện Quyết định số 2124/QĐ-UBND ngày 07/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh về việc ban hành kế hoạch phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Quyết định số 1237/QĐ-UBND ngày 17/02/2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; Kế hoạch số 11/KH-BCĐ ngày 08/02/2018 của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc tỉnh Trà Vinh;

Ban chấp hành công đoàn cơ sở (CĐCS) phối hợp với Ban Thường vụ Đoàn trường, Phòng Công tác học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh đề xuất và được sự chấp thuận, chỉ đạo của Chi ủy, Ban giám hiệu Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh về việc tổ chức công tác tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS trong HSSV của Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh năm 2018 được tiến hành với hình thức "hội thi".

Được sự phối hợp, hổ trợ và thống nhất của Chi cục Phòng chống tệ nạn

xã hội, Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS, Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy - Công An tỉnh Trà Vinh tại cuộc họp ngày 01/02/2018. Năm 2018 công tác tuyên truyền phòng chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS trong HSSV của Trường CĐN Trà Vinh được tiến hành với hình thức "Hội thi phổ biến, giáo dục pháp luật về tìm hiểu phòng, chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS".

Mục tiêu của Hội thi là trang bị cho HSSV những hiểu biết cơ bản về ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS để bản thân mỗi HSSV biết cách tự phòng tránh, đồng thời mỗi HSSV còn có thể trở thành một tuyên truyền viên tích cực cho người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh phòng, chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS; có nhận thức và hành động đúng, góp phần hạn chế tư tưởng và biểu hiện kỳ thị đối với người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, người bị nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS, người bán dâm hoàn lương và nạn nhân buôn bán người tái hòa nhập cộng đồng; xây dựng và giữ vững môi trường học đường không có ma túy, không có mại dâm, tệ nạn xã hội, không có người bị lây nhiễm HIV, góp phần tích cực trong quá trình phòng, chống ma túy, mại dâm, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS của tỉnh nhà.

Về nội dung của Hội thi, Ban Tổ chức Hội thi soạn thảo và đưa ra cho thí sinh học tập gồm 150 câu hỏi trắc nghiệm và đáp án trắc, 50 câu hỏi hái hoa dân chủ và đáp án (hình thức tự luận); 06 câu hỏi, đáp án theo hình thức tự luận, dự phòng để xếp hạng khi có các đội có số điểm cao bằng điểm; 10 câu hỏi, đáp án theo hình thức tự luận, dành cho khán giả đến tham dự và cỗ vũ Hội thi, tham gia trả lời các câu hỏi để có cơ hội nhận được các phần quà có giá trị của Ban Tổ chức;

Từ các nội dung đã triển khai cho thí sinh và khán giả học. Ban Tổ chức chọn lọc và xây dựng 02 bộ đề thi chính thức để sử dụng trong Hội thi, gồm:

- Bộ đề thi hái hoa dân chủ, đáp án và thang điểm 50 câu, gồm đủ 3 chủ đề của Hội thi;

- Bộ đề thi trắc nghiệm và đáp án gồm 25 đề, mỗi đề 05 câu, gồm đủ cả 3 chủ đề của Hội thi; Đặc biệt bộ đề thi trắc nghiệm được thiết kế PowerPoint các câu hỏi và đáp án, giúp cho công tác chấm thi của Ban giám khảo được thuận tiện, nhanh chóng và chính xác tuyệt đối;

Hội thi được tổ chức vào ngày 24/4/2018, tại hội trường Trường Cao đẳng nghề Trà Vinh, ấp Vĩnh Yên, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh. Mỗi đội dự thi sẽ trình bày 3 phần thi:

Phần 1: Tự giới thiệu về đội, lớp, thể hiện tính sinh động, sáng tạo, gắn với chủ đề của Hội thi, nêu lên được hoạt động hoặc định hướng các hoạt động phòng, chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS của lớp (tối đa 10 điểm);

Phần 2: Bốc thăm và trả lời 2 câu hỏi hái hoa dân chủ với hình thức tự luận (tối đa 40 điểm, mỗi câu 20 điểm);

Phần 3: Bốc thăm một đề trắc nghiệm, trả lời 05 câu hỏi trắc nghiệm (tối đa 50 điểm, mỗi câu 10 điểm).
* Những kết quả và hạn chế qua hội thi:

- Hội thi đã trang bị cho cán bộ, đoàn viên, HSSV những kiến cơ bản về ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS để biết cách tự phòng tránh; đồng thời sau Hội thi mỗi cán bộ, đoàn viên, HSSV có thể trở thành một tuyên truyền viên tích cực cho người thân trong gia đình, bạn bè và mọi người xung quanh phòng, chống ma túy, mại dâm, các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS; có nhận thức và hành động đúng mực, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng kỳ thị đối với người sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, người bị nhiễm HIV, bệnh nhân AIDS, người bán dâm hoàn lương và nạn nhân buôn bán người tái hòa nhập cộng đồng.
Hội thi có 24 đội và 120 thí sinh đăng ký tham gia. Đây là Hội thi có số đội và số thí sinh đăng ký dự thi đông nhất so với các hội thi đã tổ chức từ trước đến nay tại Trường.

10 đội đạt từ 70 điểm trở lên (khá, giỏi, xuất sắc), chiếm tỷ lệ 43,5%; 13 đội đạt từ 50 đến dưới 70 điểm (trung bình, trung bình khá), chiếm tỷ lệ 56,5%; không có đội dưới 50 điểm (yếu, kém). Ban Tổ chức Hội thi đã chọn ra 6 đội có số điểm cao để Hiệu trưởng khen thưởng, gồm: 01 giải nhất; 01 giải nhì; 01 giải ba; 03 giải khuyến khích. Các đội được khen thưởng đều đạt từ 82 điểm trở lên (giỏi, xuất sắc). Ngoài ra Ban Tổ chức còn trao 05 giải phụ cho 05 khán giả tham gia trả lời chính xác các câu hỏi của Ban Tổ chức.

Ngoài ra, Ban Tổ chức còn liên hệ với đơn vị phối hợp nhận các tài liệu tuyên truyền có liên quan đến các chủ đề Hội thi, phát cho HSSV 1.800 tờ buớm, dán 30 tờ áp phích, treo 3 băng rôn trong khuôn viên trường và tại hội trường – địa điểm diễn ra Hội thi, góp phần tuyên truyền rộng rãi các chủ đề của Hội thi.

- Một số lớp không có HSSV viên đăng ký dự thi, do thời điểm tổ chức trùng vào thời gian lớp đi thực tập tốt nghiệp.

Tài liệu tuyên truyền chưa cấp kịp thời và đầy đủ cho đoàn viên, HSSV; thí sinh của một số đội chưa chuẩn bị tốt tâm lý nên không tự tin trong phần thi của mình, có đội đã bỏ cuộc.

* Một số kinh nghiệm:

Một là, để Hội thi được nhiều đội, nhiều thí sinh tham gia, chất lượng Hội thi tốt, thì công tác chuẩn bị có yếu tốt quyết định. Cụ thể: Kế hoạch và nội dung phải chuẩn bị chu đáo ngay từ đầu, thời gian từ lúc triển khai đến lúc thi phải đủ để thí sinh học tập, tự tin đăng ký dự thi.

Hai là, mọi công việc của Hội thi phải được phân công cụ thể, chi tiết cho từng tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm, thời gian thực hiện, thời gian hoàn thành, phương tiện, kinh phí thực hiện ... làm cơ sở cho việc chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.

Ba là, sự thành công của mọi kế hoạch nói chung, cũng như kế hoạch tổ chức các Hội thi nói riêng sẽ tỷ lệ với công tác kiểm tra, đốc đốc, nhắc nhỡ theo phương châm "kế hoạch một, phải kiểm tra mười". Ngoài ra, công tác tuyên truyền vận động cũng có vai trò rất quan trọng góp phần vào sự thành công chung. Công tác tuyên truyền vận động tạo ý thức, niềm tin cho thí sinh phải được thực hiện một cách kiên trì, liên tục, bền bĩ từ khi bắt đầu triển khai kế hoạch cho đến khi kết thúc Hội thi.

Bốn là, khán giả đến tham dự, cổ vũ cho Hội thi cũng là một yếu tố quan trọng góp phần cho thành công chung của Hội thi, nhất là các Hội thi nhằm mục tiêu tuyên truyền. Vì vậy, khán giản và thí sinh dự thi phải được tham dự đầy đủ từ khi bắt đầu khai mạc đến khi kết thúc Hội thi.

Năm là, câu hỏi hái hoa dân chủ cũng nên lập theo hai hình thức: một là câu hỏi in trên giấy sử dụng để các đội bóc thăm; hai là thiết kế PowerPoint và trình chiếu trên màng chiếu để thí sinh và khán giả theo dõi ngay khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, trong thời gian thí sinh chuẩn bị và trả lời câu hỏi. Tránh trường hợp nội dung một số câu hỏi quá dài, chỉ đọc qua một hoặc hai lần thí sinh không nhớ hoặc nhớ không đầy đủ nội dung yêu cầu của câu hỏi nên trả lời không đầy đủ, không chính xác hoặc bỏ qua không trả lời.

Sáu là, Cấp ủy, các đoàn thể và lãnh đạo Trường phải quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp, tạo điều kiện để thu hút đông đảo cán bộ, viên chức, lao động, đoàn viên, học sinh - sinh viên của Trường tích cực hưởng ứng tham gia.


Tin, ảnh - Nguyễn Văn Nghĩa

TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH TRÀ VINH

footernew2

Switch mode views: