• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

GẦN 07 NĂM TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI” Ở TRÀ VINH

NGUYỄN VĂN KHIÊM

                                         Phó Giám đốc Sở lao động - Thương binh và Xã hội

congtac

Ông Nguyễn Văn Út - Giám đốc Sở Lao động – Thương binh – Xã hội thăm

và tặng quà cho đối tượng  người neo đơn tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Trà Vinh (Ảnh: Nguyễn Châu)

Ngày 25 tháng 3 năm 2010, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội (NCTXH) giai đoạn 2010-2020. Ngày 15/9/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Số 1791/QĐ-TTg lấy ngày 25 tháng 3 hàng năm là “Ngày xã hội Việt Nam”

Trên thế giới, NCTXH đã góp phần vào việc hoạch định, xây dựng và thực thi chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước ta, NCTXH tuy còn rất mới mẽ, nhưng trong thực tế, thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, nước sạch, xây dựng nông thôn mới,… và các hoạt động của ngành Lao động – Thương binh và Xã hội trong lĩnh vực an sinh xã hội,  đã từng bước hình thành NCTXH, đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu cơ bản về đời sống của các đối tượng yếu thế, giúp họ vươn lên vượt qua khó khăn trong cuộc sông, hỗ trợ cho sự phát triển năng lực con người và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

          Qua thời gian gần 7 năm triển khai thực hiện Đề án phát triền NCTXH của Chính phủ, nước ta đã góp phần cung cấp nguồn nhân lực có tính chuyên nghiệp cao và bền vững trong lĩnh vực công tác xã hội. NCTXH đã tạo được khung pháp lý cơ bản như: Quy định chức danh, mã ngạch viên chức công tác xã hội; quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ và tiêu chuẩn đạo đức NCTXH,… càng khẳng định sự cần thiết của NCTXH trong cuộc sống của người dân Việt Nam hiện nay.

Tại tỉnh Trà Vinh trong giai đoạn 2011-2016, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các ngành, đoàn thể, địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến nhằm thay đổi nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức về NCTXH được 39 cuộc, với 1.218 lượt người dự. Tỉnh phối hợp với Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh; Trường Đại học Lao động - Xã hội và Trường Đại học Trà Vinh tổ chức 27 lớp tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về NCTXH như: Tổng quan về NCTXH, Công tác xã hội đối với người khuyết tật, người tâm thần, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nhiễm HIV/AIDS, đối tượng mại dâm, ma túy, đối với người nghèo,.. cho các ngành, đoàn thể tỉnh, huyện, xã và cộng tác viên ấp/khóm, có 1.626 đại biểu tham dự. Qua các lớp tập huấn đã giúp cho lực lượng cán bộ công chức, viên chức,…nâng cao nhận thức về NCTXH.

Tỉnh đã phối hợp với Trường Đại học Lao động – Xã hội (cơ sở II) mở 01 lớp Trung cấp Lao động – Xã hội, có 113 cán bộ ngành Lao động – Thương binh và Xã hội từ tỉnh đến xã tham dự. Hiện lớp Trung cấp Lao động – Xã hội đã liên thông lên Đại học và tốt nghiệp đầu năm 2016.

Tỉnh phối hợp với Trường Đại học Trà Vinh liên kết với Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh tổ chức 01 lớp Đại học ngành Công tác xã hội, hình thức vừa học vừa làm khóa 2015-2019, với 80 chỉ tiêu. Trong đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được Ủy ban Nhân dân tỉnh thống nhất cho tuyển sinh 30 chỉ tiêu là cán bộ, công chức, viên chức ngành Lao động – Thương binh và Xã hội và các ngành, đoàn thể có liên quan. Hiện đang học năm thứ 02 tại Trà Vinh.

Tỉnh làm đầu mối để Ban Dân vận Tỉnh ủy, Tỉnh đoàn Trà Vinh, Trường Đại học Trà Vinh phối hợp liên kết với Trường Đại học Lao động - Xã hội thành phố Hồ Chí Minh mở 01 lớp Đại học chuyên ngành Công tác xã hội cho 85 học viên là lực lượng đoàn viên thanh niên đang công tác ở Tỉnh đoàn, Huyện, Thành đoàn và Xã đoàn, hiện đã tốt nghiệp đại học.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cử 04 công chức theo học lớp Đại học ngành công tác xã hội và Xã hội học tại Trà Vinh, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ (có 03 công chức đã tốt nghiệp); Cử 03 lãnh đạo Sở và 12 chuyên viên của ngành tham dự lớp quản lý công tác xã hội cấp cao và giảng viên dạy nghề công tác xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh mở 01 lớp Đại học chuyên ngành Xã hội học với phụ nữ cho 103 học viên là cán bộ Hội phụ nữ cấp tỉnh đến xã, phường, thị trấn hiện đã tốt nghiệp. Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Trường Tổ chức cán bộ của Trung ương Hội Nông dân mở 01 lớp Trung cấp công tác xã hội với nông dân cho 80 học viên là cán bộ Hội nông dân cấp tỉnh đến xã, hiện đã tốt nghiệp. Trường Đại học Trà Vinh mở 03 lớp cao đẳng ngành công tác xã hội cho khoảng 30 sinh viên, hiện có 01 lớp đã tốt nghiệp.

Về thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, gần 07 năm qua tỉnh đã chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 30.142 đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Vận động hỗ trợ cho 41.998 lượt hộ nghèo; 26.499 lượt hộ cận nghèo; 3.696 đối tượng có hoàn cảnh khó khăn khác. Các cơ sở bảo trợ xã hội đã thực hiện tốt chức năng chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn như Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh; Nhà Dưỡng lão – Chùa Liên Bửu; Trung tâm bảo trợ xã hội – Chùa Long Hòa. Các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm,...đã đóng góp nhiều thành tích cho công tác xã hội, công tác từ thiện như: Hội Bảo trợ người khuyết tật, bệnh nhân nghèo và bảo vệ quyền trẻ em; Chi hội từ thiện thành phố Trà Vinh; Chi hội từ thiện Chùa Phật Quang,...

Nhân kỷ niệm “Ngày công tác xã hội Việt Nam” 25/3, nhìn lại chặng đường đã đi qua, chúng ta tự hào với những kết quả đã đạt được, tiếp tục quyết tâm phát huy những mặt tích cực đồng thời không ngừng nghiên cứu, học hỏi nâng cao kỹ năng chuyên môn của NCTXH nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.

Đây cũng còn là dịp để chúng ta soi rọi lại những hạn chế, tồn tại, nhận định cơ hội và thách thức trong tương lai. Vì thực tế hiện nay còn một số nơi và người dân chưa hiểu nhiều về NCTXH, chưa biết được công việc của người làm cong tác xã hội là làm gì ? ở đâu ? và sự khác biệt giữa NCTXH và hoạt động từ thiện. Bên cạnh đó, tỉnh Trà Vinh cũng chưa thành lập Trung tâm công tác xã hội; chưa hình thành được mạng lưới nhân viên hoặc cộng tác viên công tác xã hội cấp xã; số lượng cán bộ, công chức, viên chức qua đào tạo chuyên môn về NCTXH còn thấp nên chưa đáp ứng kịp nhu cầu thực tế.

Nhưng dù đó là thách thức, tồn tại nhưng với tâm huyết của của người làm NCTXH, họ sẽ là những người kết nối, giúp đỡ đối tượng có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng, tại cơ sở Bảo trợ xã hội và quyết tâm thực hiện thắng lợi vai trò của người làm NCTXH trong thời gian tới.

TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH TRÀ VINH

footernew2

Switch mode views: