• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần thứ 2 không thể ra tuyên bố chung

VOV.VN - Kết quả này đã phản ứng đúng tình hình thực tế đang diễn ra trong mối quan hệ chia rẽ hiện nay giữa Mỹ với các nước còn lại trong G7.

Hội nghị Thượng đỉnh G7 vừa bế mạc tại Canada đã trở thành một thất bại nữa của các nền kinh tế hàng đầu thế giới sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ thay đổi ý định khi tuyên bố không tán thành tuyên bố chung của hội nghị.

8st

G7 có phải là G6 + Mỹ? Ảnh: CBS News

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, các nhà lãnh đạo G7 không thể ra được một tuyên bố chung, phản ánh rõ sự chia rẽ ngày một sâu sắc giữa Mỹ và các đồng minh phương Tây.

Trong dòng trạng thải đăng tải trên Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (9/6) bất ngờ cho biết, ông đã yêu cầu các đại diện của Mỹ không tán thành tuyên bố chung của Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), dù chỉ trước đó vài giờ đã khẳng định sẽ ký thông qua văn kiện này.

Lý do mà người đứng đầu nước Mỹ đưa ra là "không hài lòng" với "tuyên bố sai trái" của Thủ tướng nước chủ nhà Justin Trudeau trong cuộc họp báo sau hội nghị.

Kết thúc hai ngày họp căng thẳng, Thủ tướng Canada Trudeau đã thừa nhận giữa các nước trong nhóm và Mỹ vẫn tồn tại nhiều bất đồng. Ông Trudeau gọi "thuế của Mỹ như một sự xúc phạm", đồng thời xác nhận việc Canada sẽ có các biện pháp đáp trả tương ứng việc Mỹ áp thuế đối với sản phẩm nhôm và thép nhập khẩu của Canada từ ngày 1/7 tới.

"Tôi đã nói với Tổng thống Mỹ rằng chúng tôi sẽ có các biện pháp đáp trả tương ứng vào ngày 1/7 tới và ông ấy cho rằng đây là một sai lầm. Chắc chắc đây không phải là điều mà chúng tôi muốn làm, song chính quyền Mỹ đã lựa chọn việc áp đặt các mức thuế quan bất hợp pháp và không thể chấp nhận đối với những công nhân ngành thép Canada và đối với nền kinh tế Canada. Tôi không muốn làm tổn tương những người công nhân Mỹ, song trách nhiệm của tôi là bảo vệ những người công nhân Canada, bảo vệ lợi ích của Canada.Vì điều này tôi sẽ hành động mà không hề nao núng", Thủ tướng Trudeau nhấn mạnh.

Theo giới phân tích, dù gây bất ngờ, song kết quả này đã phản ứng đúng tình hình thực tế đang diễn ra trong mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ với các nước còn lại trong G7. Ngay cả đối với bản tuyên bố chung được công bố trước đó cũng bị coi là một "nỗ lực nhằm che đậy sự bất đồng giữa các thành viên".

8sta

Thủ tướng nêu sáng kiến tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng

VOV.VN - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra sáng kiến thành lập Diễn đàn hợp tác mở rộng giữa các nước G7 và các quốc gia ven biển.

Tại Hội nghị cấp cao gần đây nhất hồi năm ngoái, các nhà lãnh đạo G7 cũng đã không thể ra được tuyên bố chung, do những bất đồng trong vấn đề biến đổi khí hậu, sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris. Và lần này, ông Donald Trump tiếp tục bị chỉ trích làm suy yếu trật tự quốc tế "dựa trên luật lệ".

Bản tuyên bố chung mà các nhà lãnh đạo G7 dự định công bố cũng phần nào cho thấy sự miễn cưỡng của các nước thành viên khi bắt đầu bằng việc nhấn mạnh "vai trò tối quan trọng của hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ" cũng như cam kết "tiếp tục đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ". Tuy nhiên, G7 cũng cam kết sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình cải cách Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), thiết chế vốn bị Tổng thống Mỹ cáo buộc là "thảm họa" cho đất nước.

Thậm chí, phát biểu của các nhà lãnh đạo G7 sau khi đạt được tuyên bố chung cũng thể hiện sự không hài lòng. Trong khi Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết, dù có những nguyên tắc chung nhưng "những khó khăn không ngờ tới vẫn nằm ở các chi tiết", thì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thừa nhận một bản tuyên bố chung không thể bao gồm tất cả mọi vấn đề và các nước G7 sẽ tiếp tục làm việc với nhau "trong những tuần, những tháng tới".

"Tôi nghĩ rằng tinh thần hợp tác đã mạnh mẽ hơn tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần này.Đó không phải là một nước chống lại những nước này, mà thực sự là nỗ lực thể hiện tinh thần hợp tác nhằm đối mặt với các mối đe dọa. Tuy nhiên, tinh thần hợp tác phải được nuôi dưỡng thông qua sự sẵn sàng, nỗ lực làm việc của các nước, chứ không phải chỉ dừng lại ở những cái bắt tay", Tổng thống Pháp Macron nói.

Cũng cần phải nhắc lại, từ năm 2017, tại Hội nghị Thượng đỉnh gần đây nhất tại Italy, Mỹ đã từ chối ký tuyên bố chung cuối cùng với những lý do liên quan quyết định của nước này rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris. Mỹ cũng từng từ chối ký tuyên bố cuối cùng tại hội nghị hàng năm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế diễn ra hồi tuần trước tại Paris (Pháp), bác bỏ các cuộc đàm phán đa phương mà nước này đánh giá là không hiệu quả.

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G7 vừa kết thúc hồi tuần trước cũng không thể ra tuyên bố chung. Nhiều chuyên gia phân tích nhận định, những gì mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang truyền tải đã khiến cho G7 ngày càng hoạt động giống với mô hình G6+1 hơn và dù G7 tiếp tục hoạt động trên danh nghĩa đồng minh, song rõ ràng lợi ích nhóm đã bị suy giảm./.


(Nguồn: VOV.VN) 

Chấn Hưng  (Sưu tầm)

TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH TRÀ VINH

footernew2

Switch mode views: