• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trà Vinh phấn đấu trở thành Trung tâm Nhiệt điện vùng Đồng bằng sông Cửu Long

1404a

Cầu vận chuyễn than từ cảng lên các nhà máy Trung tâm điện lực Duyên Hải

Tỉnh Trà Vinh được tái lập vào tháng 5/1992 trên cơ sở tách ra từ tỉnh Cửu Long (theo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII ngày 26/12/1991). Vào thời điểm đó, toàn tỉnh chỉ có 5.970 khách hàng (khoảng 8,6% hộ dân toàn tỉnh) sử dụng điện sản xuất từ các "Nhà đèn" chạy dầu diezen tại thị xã Trà Vinh và một số huyện lỵ. Sản lượng điện thương phẩm bình quân không quá 20 kWh/ người/năm.

Trải qua 25 năm nổ lực trong điều kiện của một tỉnh nghèo, tỉnh Trà Vinh đã phát triển được hơn 2.168 km đường dây trung thế, hơn 4.431 km đường dây hạ thế; 4.593 trạm biến thế (với dung lượng 316.837 KVA). Nâng tổng số đến nay mạng lưới điện quốc gia toàn tỉnh có 2.359 km đường dây trung thế, hơn 4.471 km đường dây hạ thế; 4.720 trạm biến thế (với dung lượng 330.935 KVA). Hiện nay 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều có điện lưới. Có 264.329 hộ sử dụng điện, đạt tỷ lệ 98,52% hộ dân toàn tỉnh. Các xã cù lao như Long Hòa, Hòa Minh trên sông Cổ Chiên, huyện Châu Thành, cù lao Tân Qui I, Tân Qui II, xã An Phú Tân trên sông Hậu, huyện Cầu Kè, cù lao Long Trị, trên sông Cổ Chiên, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh đều có điện lười quốc gia. Đặc biệt, sau khi hoàn thành dự án Cung cấp điện cho 20.000 hộ dân chưa có điện, chủ yếu là đồng bào dân tộc Khmer thuộc tỉnh Trà Vinh ngày 24/8/2016, Trà Vinh đã có 97,43% hộ dân người dân tộc Khmer sử dụng điện lưới quốc gia. Ấp Ba Sát, xã Đôn Châu, huyện Duyên Hải có 389 hộ dân, với 1.215 nhân khẩu, trong đó hầu hết là người Khmer. Đến nay, trên 99% hộ dân ấp này được sử dụng điện lưới quốc gia.. Xã đảo Đông Hải, huyện Duyên Hải có 2.073 hộ dân với 8.690 nhân khẩu, sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. Khi dự án cấp điện cho các hộ dân chưa có điện chủ yếu đồng bào Khmer được triển khai trên địa bàn xã có thêm 558 hộ dân được cấp điện, nâng tỷ lệ hộ dân có điện lên gần 99%. Tỉnh được Trung ương đầu tư xây dựng Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải với tổng công suất khoảng 4.200 MW, Dự án Nhà máy điện gió Trà Vinh với quy mô công suất 144 MW và 02 đường dây tải điện 220 KV Duyên Hải – Mỏ Cày (Bến Tre), 500 KV Duyên Hải - Mỹ Tho (Tiền Giang). Hiện nay 02 nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 1 và nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải 3 đã được đưa vào vận hành thương mại.

Tại buổi làm việc với lãnh đạo Trung tâm điện lực Duyên Hải và tỉnh Trà Vinh ngày 8/9/2016, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo được Báo điện tử Chính phủ (Chinhphu.vn) trích đăng, chi rõ: "Trà Vinh có lợi thế rất lớn về phát triển nhiệt điện trong khu vực, nên cần coi đây là cơ hội để có các chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển. Đây là lợi thế riêng có, là cơ hội của tỉnh Trà Vinh. Phát triển nhiệt điện vừa giúp tăng nhanh nguồn thu cho ngân sách địa phương, quan trọng hơn là giúp bảo đảm nguồn điện cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và cả miền Nam. Bên cạnh đó, các nhà máy nhiệt điện cũng giúp giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động địa phương".

Bài và ảnh: TRẦN ĐIỀN
(Hội Nhà báo tỉnh Trà Vinh)

TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH TRÀ VINH

footernew2

Switch mode views: