NHỮNG CĂN BỆNH TỪ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN MÀ RA
- Được viết ngày Thứ tư, 25 Tháng 1 2017 00:59
- Ngày đăng
- Lượt xem: 7578
NHỮNG CĂN BỆNH TỪ CHỦ NGHĨA CÁ NHÂN MÀ RA.
-------------
Như chúng ta đã biết, lúc sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn, cách mạng và những người cách mạng phải chiến thắng ba kẻ thù: Chủ nghĩa tư sản và bọn đế quốc; Thói quen và truyền thống lạc hậu; Chủ nghĩa cá nhân.
Hồ Chí Minh gọi chủ nghĩa cá nhân là giặc nội xâm, kẻ địch bên trong. Người so sánh: “Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra”. Vì vậy, tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh là kiên quyết chống mọi kẻ thù. đồng thời với đấu tranh đến cùng chống ngoại xâm theo tinh thần “ hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch nó đi ”, phải kiên quyết “ quét sạch chủ nghĩa cá nhân ”. Người nhấn mạnh, chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, là bệnh chính, bệnh mẹ sinh trăm thứ bệnh nguy hiểm khác.
Những loại bệnh nảy sinh từ chủ nghĩa cá nhân mà Hồ Chí Minh đã chỉ ra trong tác phẩm nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân và nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết trước đó, thể hiện như:
1). Bệnh quan liêu: Quan liêu là bệnh của những người và những cơ quan lãnh đạo xa rời thực tế, xa bộ đội, xa nhân dân, mất dân chủ. Các ông quan liêu khi được phân công phụ trách ở vùng nào, việc gì thì như một ông vua con, tha hồ hạch sách, hoạch họe ở vùng ấy, lĩnh vực ấy. Đối với cấp trên thì xem thường, với cấp dưới cậy quyền lấn át, với quần chúng thì quan cách. Bệnh quan liêu để lại những hậu quả nặng nề đối với Đảng, Nhà nước và xã hội, trước hết là tham ô, lãng phí. Do đó, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí cần phải tiêu diệt bệnh quan liêu.
2). Bệnh tham lam: Những người mắc phải bệnh này, đều đặt lợi ích của mình lên trên lợi ích của Đảng, của dân tộc. Họ không lo “mình vì mọi người” mà chỉ muốn “mọi người vì mình”, chà đạp lên lợi ích của cách mạng, của nhân dân. Do đó, họ “tự tư, tự lợi”, dùng của công làm việc tư, dựa vào thế lực của Đảng để theo đuổi mục đích riêng của mình, tham ô, hủ hóa, sinh hoạt xa hoa, tiêu xài bừa bãi.
3). Bệnh lười biếng: Tự cho mình cài gì cũng giỏi, việc gì cũng biết. làm biếng học hỏi, làm biếng suy nghĩ, ngại khó khăn, gian khổ. Việc dễ thì tranh lấy cho mình. Việc khó thì đùng cho người khác. Gặp việc nguy hiểm thì tìm cách trốn tránh.
4). Bệnh kiêu ngạo: Tự cao, tự đại, hay lên mặt. Ưa người ta khen ngợi, tâng bốc mình. Ưa sai khiến người khác. Hễ làm được việc gì hơi thành công thì khoe khoang, vênh váo, cho ai cũng không bằng mình. Không thèm học hỏi quần chúng, không muốn người khác phê bình mình. Việc gì cũng muốn làm thầy người khác.
5). Bệnh hiếu danh: Tham danh, trục lợi, thích địa vị quyền hành, tự cho mình là anh hùng, là vĩ đại. Vì tham vọng đó mà việc không đáng làm cũng làm. Đến khi bị công kích, bị phê bình thì tinh thần lung lay. Những người đó chỉ biết lên mà không biết xuống. Chỉ chịu được sướng mà không chịu được khổ. Chỉ ham làm chủ tịch này, ủy viên nọ, chớ không ham công tác thiết thực.
6). Bệnh hữu danh vô thực: Làm việc không thiết thực, không từ chổ gốc, chổ chính, không từ dưới làm lên. Làm cho có chuyện, làm lấy rồi. làm được ít suýt ra nhiều, để làm một bản báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ thì lại rỗng tuếch.
7) Bệnh cận thị: Không trông xa, thấy rộng. Những vấn đề to tát thì không nghĩ đến mà chỉ chăm chú những việc vụn vặt. Những người như vậy chỉ trông thấy sự lợi, hại nhỏ nhen mà không thấy sự lợi, hại to lớn.
8) Bệnh tị nạnh: Cái gì cũng muốn “bình đẳng”, sinh ra hiểu lầm hai chữ “bình đẳng”. Không hiểu rằng người khỏe gánh nặng, người yếu gánh nhẹ. Người làm việc nặng phải ăn nhiều, người làm việc dễ thì ăn ít. thế mới là bình đẳng.
9). Bệnh xu ninh a dua: Những người trước mặt thì ai cũng tốt, sau lưng thì ai cũng xấu. Thấy xôi nói xôi ngọt, thấy thịt nói thịt bùi. Theo gió bẻ buồm, không có khí khái.
10). Bệnh kéo bè, kéo cánh: Ai hợp với minh thì người xấu cũng cho là tốt, việc dỡ cũng cho là hay, rồi che đậy cho nhau, ủng hộ lẫn nhau. Ai không hợp với mình thì người tốt vẫn cho là xấu, việc hay cũng cho là dở, rồi tìm cách dèm pha, nói xấu, tìm cách dìm người đó xuống. Từ đó đi đến bè phái, chia rẽ, mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, kỷ luật, kém tinh thần cách mạng, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Sự phân tích hệ thống, sâu sắc, chính xác của Hồ Chí Minh về những biểu hiện chính của chủ nghĩa cá nhân dưới các dạng bệnh cho thấy hệ thống này đối lập với đạo đức cách mạng, có hại cho cách mạng…Xuất phát từ những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ sở để cán bộ đảng viên, công chức, viên chức phải không ngừng học tập và rèn luyện, tự phê bình và phê bình dưới sự giám sát, góp ý của nhân dân, nâng cao đạo đức cách mạng, quyết tâm chống chủ nghĩa cá nhân./.
Trần Văn Bồi – Phó trưởngBan Tuyên giáo Tỉnh ủy
NHẬN DIỆN SUY THOÁI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ
ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
--------------
Ngày 16 tháng 01 năm 2012 Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã ban hành nghị quyết số 12 về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nghị quyết thể hiện nhiều nội dung quan trọng, trong đó tập trung vào ba vấn đề trọng tâm là: (1) Kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng; (2) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp Trung ương đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế; (3) Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp uỷ, cơ quan, đơn vị để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng ở một trong những khâu quan trọng nhất.
Đánh giá về tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng nghị quyết thể hiện: Trong những năm qua công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng có đổi mới. Coi trọng hơn nhiệm vụ xây dựng đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung chỉ đạo có kết quả bước đầu Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn đảng; chủ động hơn trong đấu tranh chống "diễn biến hoà bình", bác bỏ các quan điểm sai trái, luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch. Đa số cán bộ, đảng viên và nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào Đảng, Nhà nước vào công cuộc đổi mới và triển vọng phát triển của đất nước, có ý thức rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, lối sống, có ý thức phục vụ nhân dân, được nhân dân tin tưởng.
Tuy nhiên, đến nay tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân,… của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp hơn.
Cùng với suy thoái về tư tưởng chính trị là suy thoái về phẩm chất đạo đức lối sống, rơi vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cực đoan, cơ hội, vụ lợi, thực dụng…
Những suy thoái đó ảnh hưởng lớn đến sức chiến đấu, vai trò lãnh đạo của Đảng; làm cho nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp bị biến đổi; hình thành những tập quán xấu, nếu không ngăn chặn thì rất nguy hiểm, khó khắc phục. Đây thực sự là những cảnh báo không thể xem thường.
Từ thực trạng những vấn đề nêu trên, việc tìm hiểu và phân tích để nhận thức rỏ về những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống là rất cần thiết. Chúng ta hãy cùng trao đổi làm rỏ những vấn đề đặt ra.
Thứ nhất, biểu hiện của sự suy thoái tư tưởng chính trị
1. Phai nhạt lý tưởng cách mạng. Không kiên định mục tiêu.
- Dao động về lý tưởng, mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
- Mơ hồ, mất phương hướng, cho rằng theo con đường nào, xã hội nào cũng được.
2. Sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh.
- Không làm tròn bổn phận chức trách nhiệm vụ được giao.
- Không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng.
- Không tích cực học tập, nghiên cứu lý luận, tự thỏa mãn, bằng lòng với trình độ.
- Học chủ yếu để lấy bằng để đủ điều kiện đề bạc, cất nhắc, nâng ngạch…
3. Phủ nhận thành quả do cách mạng đem lại.
- Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ nhận sự đúng đắn của đường lối.
- Thiếu thống nhất với quan điểm, đường lối của Đảng, nói và làm không đúng với chủ trương, chính sách hiện hành.
4. Không chấp hành nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng. Lời nói không đi đôi với việc làm. Nói nhiều làm ít, nói một đằng làm một nẻo, phát ngôn bừa bãi…
5. Lơ là mất cảnh giác, không kiên quyết phê phán, đấu tranh với những người có quan điểm sai trái.
6. Cơ hội chính trị. Thường gắn với động cơ cá nhân, thường từ những người bất mãn, công thần, kiêu ngạo, coi thường tập thể. Một số được nước ngoài tâng bốc, tài trợ đi đến chống Đảng và Nhà nước.
Thứ hai, biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức, lối sống.
1. Sa vào chủ nghĩa cá nhân.
2. Vô trách nhiệm, chỉ lo vun vén cá nhân, kiếm lợi trước mắt, bỏ qua lợi ích lâu dài.
3. Lối sống cơ hội. Cơ hội, hám danh, chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy tội, chạy tuổi, chạy bằng cấp…
4. Lối sống buôn thả.
5. Sống ích kỷ, thực dụng, vụ lợi, do vung vén cho bản thân và gia đình, để vợ (chồng), con và người thân lợi dụng chức quyền của mình để trục lợi, tiến thân.
6. Đố kỵ, kèn cựa địa vị, cục bộ, bè phái, gây mất đoàn kết trong Đảng.
7. Qua liêu, xa dân, vô cảm trước những khó khăn, nổi khổ của nhân dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật. Bất chấp đạo lý, dư luận vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.
8. Kêu ngạo, tự phụ, gia trưởng, độc đoán, tùy tiện, vô tổ chức, tham nhũng, lãng phí, sống sa hoa, hưởng lạc.
9. Bệnh thành tích, bệnh nói dối.
10. Vi phạm 19 điều đảng viên không được làm.
Trần Văn Bồi – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy