• Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Trà Vinh đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo”.

Hưởng ứng phát động của Ban Dân vận Trung ương theo Kế hoạch số 771-KH/BDVTW, ngày 08/3/2017 "Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" năm 2017" và tục thực hiện Kế hoạch số 06-KH/BCĐ, ngày 14/8/2015 của Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ ở cơ sở và phong trào thi đua "Dân vận khéo" tỉnh "Về tổ chức thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2015-2020", Ban Dân vận Tỉnh ủy xây dựng, triển khai kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" năm 2017 trên địa bàn tỉnh.

1004BDV

(Đồng chí, Sơn Thị Ánh Hồng, Phó Bí thư Tỉnh ủy (đứng giữa) biểu dương, khen thưởng
các tập thể, nhân đã tích cực tham gia phong trào thi đua "Dân vận khéo" năm 2016)

Phong trào thi đua "Dân vận khéo" chính thức phát động và đi vào đời sống chính trị-xã hội, được Nhân dân Trà Vinh đồng thuận, đón nhận từ năm 2009. Để tiếp tục tham mưu cấp ủy chỉ đạo nâng cao chất lượng phong trào, lần triển khai kế hoạch này, Ban Dân vận Tỉnh ủy đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu, việc làm cần đạt tới là "đẩy mạnh" xây dựng mô hình "Dân vận khéo" trên bốn lĩnh vực kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, phát động tập thể, cá nhân làm "Dân vận khéo" từ trong sinh hoạt thường ngày đến quá trình công tác với một số vấn đề sau:

Một là, các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cả hệ thống chính trị, đảng viên, đoàn viên, hội viên và Nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác dân vận trong lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.

Hai là, đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" để phát huy kết quả đạt được thời gian qua, định hướng nội dung xây dựng mô hình "Dân vận khéo" thời gian tới phải cụ thể nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cộng đồng dân cư; động viên và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực trong Nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ ba, đổi mới quan niệm về đăng ký xây dựng mô hình "Dân vận khéo" sẽ có tập thể, cá nhân đăng ký xây dựng mô hình "Dân vận khéo" và hoàn thành trong thời điểm nhất định; có tập thể, cá nhân không đăng ký nhưng từ thực tế công tác và thực thi nhiệm vụ đã thực hiện "Dân vận khéo", hoàn thành trong thời điểm nhất định. Cả hai trường hợp đăng ký hoặc không đăng ký đều đảm bảo đúng thực chất, không hình thức, mô hình "Dân vận khéo" đã xây dựng và được công nhận phải có sức thuyết phục.

Thứ tư, rà soát, phát hiện, công nhận, giới thiệu, biểu dương, nhân rộng những mô hình, điển hình "Dân vận khéo" mang lại hiệu quả thiết thực, có sự lan tỏa trong cộng đồng dân cư, được Nhân dân đón nhận, để qua đó vận dụng vào thực tế tạo sự ổn định và phát triển kinh tế-xã hội trên từng địa bàn.

Định hướng nội dung đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" lần này rất cụ thể, đó là:

(1) Mô hình "Dân vận khéo" gắn với tiếp tục thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU, ngày 20/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Trà Vinh về thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới"; Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ "Về tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới"; các chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X "Về công tác dân vận" và các chỉ thị, kết luận, nghị quyết khác của Đảng để tạo cho phong trào thi đua "Dân vận khéo" toàn diện, rộng khắp, thực chất và hiệu quả, thể hiện tư tưởng và phong cách dân vận Hồ Chí Minh, vì Nhân dân và chăm lo, nâng cao đời sống mọi mặt của Nhân dân. Do vậy, các mô hình "Dân vận khéo" của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội, lực lượng vũ trang xây dựng vẫn tập trung vào bốn lĩnh vực chính là kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng hệ thống chính trị, trong đó ưu tiên các mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực xây dựng nông thôn mới, văn minh đô thị và những vấn đề phát sinh trong thực tế đời sống Nhân dân. Chủ thể của mô hình "Dân vận khéo" có thể cụ thể hóa giải pháp tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết toàn dân và từng người dân chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc ở cộng đồng dân cư, qua đó động viên và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động nhiều nguồn lực trong dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội.

(2) Mô hình "Dân vận khéo" gắn với tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy quyền làm chủ theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" và phòng, chống biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) "Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ". Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện chế độ "Tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân", tiếp thu ý kiến phê bình và góp ý xây dựng của Nhân dân về công tác quản lý, điều hành, quan tâm giải quyết kịp thời đơn, thư khiếu nại, tố cáo và những vấn đề bức xúc của Nhân dân tại cơ sở.

(3) Mô hình "Dân vận khéo" gắn với tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang vận dụng cụ thể hóa việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh", nhất là xây dựng tổ chức chính trị vững mạnh, xây dựng phong cách "Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân", "Nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin".

(4) Mô hình "Dân vận khéo" gắn với thực tế cuộc sống và điều kiện, hoàn cảnh công tác của từng cá nhân, tập thể trong quá trình triển khai thực hiện công tác dân vận của Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, công tác dân tộc-tôn giáo.

Để đạt được bốn định hướng nội dung trên, vai trò các Ban Chỉ đạo thể hiện như thế nào trong quá trình tham mưu, hướng dẫn? Một số nhóm giải pháp cần quan tâm là:

Nhóm thứ nhất, xây dựng mô hình "Dân vận khéo" theo từng nội dung cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm, vừa sức, không xa rời Nhân dân, mọi người có thể học tập, rút kinh nghiệm, vận dụng thực hiện. Từ chỉ đạo đến tổ chức thực hiện việc đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" cần có tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn để làm rõ tính chất của mô hình "Dân vận khéo" nhằm nâng cao nhận thức về phương thức "Dân vận khéo" và sự đa dạng của nó để góp phần giải quyết những khó khăn, phức tạp trong thực tế; phân biệt được sự khác biệt giữa mô hình "Dân vận khéo" với các mô hình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh đơn thuần; quy mô của mô hình "Dân vận khéo" gắn với công việc và nhiệm vụ công tác dân vận thường ngày của tập thể và cán bộ, công chức, viên chức, chiến sỹ lực lượng vũ trang.

Nhóm thứ hai, thông qua mô hình "Dân vận khéo" để củng cố, nâng chất lượng hoạt động của các Ban Chỉ đạo trong công tác tham mưu cấp ủy chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" về định hướng mô hình "Dân vận khéo", xác định nội dung "Dân vận khéo", chọn, phát hiện, giới thiệu, nhân rộng mô hình "Dân vận khéo", tổ chức trao đổi, học tập kinh nghiệm,... Khuyến khích các Ban Dân vận cấp ủy phối hợp Báo, Đài Phát thanh-Truyền hình tuyên truyền đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" dưới các hình thức là bài viết, chuyên mục, chuyên trang giới thiệu mô hình "Dân vận khéo", đưa tin, ảnh giới thiệu ra cộng đồng dân cư./.

Hồ Hoàng Phương
Chánh văn phòng Ban Dân vận tỉnh ủy

TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH TRÀ VINH

footernew2

Switch mode views: