LÀM TỐT NHIỆM VỤ KIỂM TRA, GIÁM SÁT GÓP PHẦN XÂY DỰNG CÔNG ĐOÀN VỮNG MẠNH

 9

(Đồng chí Nguyễn Hùng Cường - Ủy viên Ban Thường vụ
Trưởng Ban tổ chức - Kiểm tra LĐLĐ tỉnh Trà Vinh)

Kiểm tra, giám sát là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức Công đoàn Việt Nam, nếu mỗi cấp công đoàn đều quan tâm lãnh đạo để Ủy ban Kiểm tra thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn. Thời gian qua được sự quan tâm của Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ tỉnh Trà Vinh đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới; qua đó các cấp công đoàn và đoàn viên công đoàn trong tỉnh luôn nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát trong tổ chức hoạt động công đoàn từ công đoàn cơ sở (CĐCS) các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trở lên.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh Trà Vinh nhiệm kỳ 2018-2023, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) LĐLĐ tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình kế hoạch kiểm tra, giám sát cả nhiệm kỳ và hàng năm; xây dựng quy chế làm việc của UBKT, quy chế phối hợp giữa UBKT với các tổ chức liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát.

Chỉ tính trong năm 2019, UBKT công đoàn các cấp trong tỉnh đã tổ chức kiểm tra, giám sát 939 cuộc, trong đó: UBKT các CĐCS thực hiện kiểm tra cùng cấp và cấp dưới (tổ công đoàn, công đoàn bộ phận được 957 cuộc; UBKT công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện kiểm tra cùng cấp và cấp dưới (CĐCS trực thuộc) được 169 cuộc. Riêng UBKT - LĐLĐ tỉnh đã tổ chức kiểm tra, giám sát 31 (01 Công đoàn cùng cấp; 09 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; 06 CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh và 15 CĐCS thuộc 09 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở); nội dung và thời gian kiểm tra đối với từng cấp công đoàn cũng quy định chặt chẽ, linh hoạt cụ thể là:

Đối với Công đoàn cùng cấp, thời gian kiểm tra 05 ngày, gồm 7 nội dung chủ yếu: (1) Việc lãnh đạo tổ chức thực hiện các văn bản của Nhà nước, Tổng LĐLĐ Việt Nam và Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh về công tác tài chính công đoàn. (2) Việc thực hiện quy chế quản lý tài chính Công đoàn; quy chế chi tiêu nội bộ. (3) Báo cáo quyết toán thu, chi, quản lý tài chính công đoàn năm 2019 và báo cáo dự toán thu, chi tài chính công đoàn năm 2020. (4) Công tác duyệt báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi tài chính công đoàn năm 2019 đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và các CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh. (5) Công tác thu, chi, quản lý các loại quỹ; các dự án của công đoàn quản lý. (6) Công tác mua sắm, sửa chữa, đầu tư xây dựng cơ bản. (7) Việc thực hiện kết luận của Đoàn kiểm tra Tổng LĐLĐ Việt Nam và kết luận của Đoàn kiểm tra LĐLĐ tỉnh Trà Vinh năm 2018.

Đối với Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, thời gian kiểm tra 03 ngày, gồm 6 nội dung chủ yếu: (1) Công tác phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, nghiệp đoàn; công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét bồi dưỡng kết nạp vào Đảng; công tác thành lập, sáp nhập, giải thể CĐCS, nghiệp đoàn; cho thôi, bầu bổ sung và công nhận ủy viên ban chấp hành (BCH), ủy viên UBKT và các chức danh của BCH, UBKT công đoàn; việc chỉ định BCH, UBKT và các chức danh của BCH, UBKT CĐCS, nghiệp đoàn lâm thời; công tác chỉ đạo công đoàn cấp dưới thành lập Ban thanh tra nhân dân, Ban nữ công quần chúng, UBKT; việc phân công cán bộ công đoàn đi cơ sở dự sinh hoạt với CĐCS. (2) Việc chấp hành thực hiện nguyên tắc và tổ chức hoạt động của công đoàn; thực hiện quyền và nhiệm vụ của cán bộ công đoàn; việc sử dụng Huy hiệu Công đoàn, trang phục công đoàn; việc quản lý sử dụng con dấu của BCH Công đoàn. (3) Việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các quy chế do BCH công đoàn ban hành: Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế làm việc của BCH, UBKT, ban nữ công quần chúng; việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2019 của Công đoàn cấp trên giao và Công đoàn cấp mình đề ra. (4) Việc quản lý, thu, chi, sử dụng tài chính công đoàn: Thu đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng (1%) tiền lương; thu kinh phí công đoàn do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng (2%) quỹ tiền lương của người lao động làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; thu từ ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; các khoản thu khác .Kiểm tra việc thực hiện các khoản chi theo quy định của Nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam như: Tiền lương, các khoản phụ cấp, các loại bảo hiểm; quản lý hành chính; hoạt động phong trào; đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc; phân phối kinh phí công đoàn cho công đoàn cấp dưới; chi nộp kinh phí về công đoàn cấp trên (nộp nghĩa vụ, nộp tiết kiệm 10% theo NQ 9c).Báo cáo dự toán, báo cáo quyết toán về thu chi tài chính công đoàn năm 2018, 2019 và báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn năm 2020. Báo cáo công khai tài chính tại hội nghị BCH công đoàn cấp mình. (5) Kết quả tuyên truyền vận động CBCCVCLĐ, đoàn viên công đoàn tham gia đóng góp các loại quỹ xã hội năm 2019: Quỹ “Mái ấm Công đoàn”, Phòng chống thiên tai, an sinh xã hội…,. Các loại sổ sách, chứng từ có liên quan đến công tác quản lý, thu, chi, sử dụng tài chính công đoàn và các loại quỹ xã hội. (6) Việc quản lý, sử dụng tài sản:Biên bản kiểm kê tài sản đến 31/12/2018; biên bản, thủ tục thanh lý tài sản năm 2018; danh mục, chứng từ mua sắm tài sản trong năm 2019.

Đối với các CĐCS trực thuộc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và các CĐCS trực thuộc LĐLĐ tỉnh, thời gian kiểm tra 01 ngày, gồm 5 nội dung chủ yếu: (1) Trình tự, thủ tục tuyên truyền, kết nạp CNVCLĐ vào tổ chức công đoàn; công tác giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng bồi dưỡng kết nạp vào Đảng; việc thành lập, sáp nhập, giải thể công đoàn bộ phận, tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn thuộc CĐCS; việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức hoạt động của công đoàn;thực hiện quyền và nhiệm vụ cán bộ và đoàn viên công đoàn; việc thực hiện chế độ sinh hoạt định kỳ của BCH, UBKT, BTTND, BNCQC, Công đoàn bộ phận, Tổ công đoàn và đoàn viên. (2) Việc xây dựng ban hành thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế làm việc của BCH, UBKT, BTTND, BNCQC. (3) Việc tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2019 của Công đoàn cấp trên giao và Công đoàn cấp mình đề ra. Việc quản lý sử dụng con dấu của BCH-CĐCS; công tác phối hợp với lãnh đạo cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp về tổ chức hội nghị CBCCVC và hội nghị người lao động năm 2019. (4) Kiểm tra công tác thu, chi tài chính công đoàn: Thu đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng (1%) tiền lương; việc nắm tình hình cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đóng (2%) quỹ tiền lương của người lao động làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội; thu từ ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ; các khoản thu khác (nếu có). Chi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người lao động. Hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập CĐCS, xây dựng CĐCS vững mạnh. Phong trào thi đua do Công đoàn phát động. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn. Hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động. Hoạt động về giới và bình đẳng giới. Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác. Trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách. Hoạt động của bộ máy công đoàn. Các nhiệm vụ chi khác. (5) Kiểm tra việc chấp hành thực hiện chế độ báo cáo: Báo cáo dự toán, báo cáo quyết toán về thu chi tài chính công đoàn năm 2018, 2019; báo cáo dự toán thu chi tài chính công đoàn năm 2020; báo cáo công khai tài chính tại hội nghị BCH công đoàn cấp mình. Kết quả tuyên truyền vận động CBCCVCLĐ, đoàn viên công đoàn tham gia đóng góp các loại quỹ xã hội năm 2019. Công tác lưu trữ các loại sổ sách, chứng từ có liên quan đến công tác quản lý, thu, chi, sử dụng tài chính công đoàn và các loại quỹ xã hội.

Trong quá trình kiểm tra, giám sát các thành viên trong đoàn luôn trao đổi với các đồng chí trong ban thường vụ, ban chấp hành ở mỗi cấp công đoàn được phân công làm việc với đoàn về những mặt công tác đã làm tốt để phát huy, nhân rộng đồng thời cũng chỉ ra những nội dung còn khiếm khuyết để đơn vị khắc phục sửa chữa. Có thể nêu lên những mặt ưu điểm và hạn chế sau:

Về ưu điểm: Hầu hết các đơn vị được kiểm tra đều chuẩn bị báo cáo theo đề cương hướng dẫn của Đoàn kiểm tra; chuẩn bị tài liệu, sổ sách chứng từ có liên quan đến nội dung kiểm tra để cung cấp và giải trình khi Đoàn kiểm tra yêu cầu. Các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong năm được ban chấp hành công đoàn cụ thể thành chương trình, kế hoạch công tác tháng, quý, 6 tháng, năm để tổ chức thực hiện gắn với việc sơ tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm. Các quy chế hoạt động của ban chấp hành, UBKT, ban nữ công quần chúng, ban thanh tra nhân dân, quy chế chi tiêu nội bộ đều có quyết định ban hành và bổ sung kiện toàn, điều chỉnh kịp thời. Nhiều chỉ tiêu cụ thể đã thực hiện hoàn thành và vượt cả về số lượng và thời gian như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục gắn với các sự kiện chính trị, các ngày kỷ niệm, các ngày lễ, tết. Tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các hội thi, hội trại trong CBCCVCLĐ. Phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức hội nghị CBCCVC, hội nghị người lao động; xây dựng cơ quan an toàn về an ninh trật tự, cơ quan văn hóa; chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CBCCVLĐ, đoàn viên công đoàn. Phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng; kiện toàn bổ sung nhân sự ban chấp hành, các ban quần chúng của công đoàn; thu kinh phí, đoàn phí công đoàn; thực hiện chế độ báo cáo, thống kê số liệu định kỳ, chuyên đề, đột xuất theo yêu cầu của công đoàn cấp trên; phân công cán bộ công đoàn tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ lý luận, nghiệp vụ và kỹ năng công tác công đoàn; tổ chức tập huấn nghiệp vụ về công tác kiểm tra và Ban thanh tra nhân dân cho 1.823 cán bộ công đoàn. Vận động CBCCVCLĐ, đoàn viên công đoàn đăng ký thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước, Công đoàn Việt Nam và địa phương phát động; đóng góp các loại quỹ xã hội, hiến máu nhân đạo, tổ chức - tham gia các hoạt động xã hội, tham gia xây dựng nông thôn mới, hỗ trợ kinh phí xây nhà “Mái ấm Công đoàn”, góp vốn xoay vòng không tín lãi...,.

Những kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nghị quyết năm 2019 của LĐLĐ tỉnh đề ra.

Tuy nhiên qua công tác kiểm tra, giám sát các cấp công đoàn trong tỉnh vẫn còn những hạn chế, như: Một số đơn vị chưa thật sự quan tâm lãnh đạo và phát huy vai trò hoạt động của UBKT công đoàn cùng cấp. UBKT một số nới chưa tích cực và làm tốt trách nhiệm tham mưu giúp ban chấp hành, ban thường vụ công đoàn cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Còn nhiều đơn vị chưa xây dựng ban hành quy chế về phối hợp hoạt động giữa ban chấp hành công đoàn với chính quyền, lãnh đạo cơ quan cùng cấp theo Quyết định 1281/QĐ-UBND ngày 11/7/2019 của UNBD tỉnh Trà Vinh “Ban hành quy chế về phối hợp hoạt động và mối quan hệ công tác giữa UBND tỉnh và LĐLĐ tỉnh Trà Vinh”; chất lượng sinh hoạt tổ công đoàn, CĐCS và thông tin, báo cáo hoạt động của công đoàn chưa đảm bảo yêu cầu về bố cục, nội dung, thời gian.

Tổ chức và hoạt động của UBKT và Ban thanh tra nhân dân còn nhầm lẫn nhau về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định 159/2018/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ“Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân”, Điều lệ Công đoàn Việt Nam; Thông tư số 63/2017/TT-BTC ngày 19/6/2017 của Bộ Tài chính “Quy định về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban thanh tra nhân dân”. Một số đơn vị chưa thực hiện tốt công tác quản lý, sử dụng tài chính của công đoàn như: Nợ tạm ứng chưa thanh toán, chi vượt tiêu chuẩn định mức, sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán chênh lệnh, chưa công khai tài chính, thu và trích nộp kinh phí công đoàn không đạt chỉ tiêu giao, báo cáo dự toán, quyết toán thu, chi kinh phí công đoàn chậm.Đoàn kiểm tra đề nghị: Xuất toán số tiền 2.595.000đ (do chi vượt và sai quy định); xử lý 16.711.259 đồng (do chi vượt, không quy định trong quy chế; thuê xe ô tô đi công tác không đúng quy định); điều chỉnh, bổ sung chứng từ 173 phiếu chi; thu hồi nợ tạm ứng cá nhân 300.114.220đ; điều chỉnh sổ sách kế toán và sổ quỹ do chênh lệch quỹ tiền mặt và sổ kế toán, số tiền: 14.929.210đ (do kế toán hạch toán sai); đề nghị không xuất toán 1.208.400đ (do không có căn cứ để xuất xuất toán).

Kết quả kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đã giúp cho Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp tiếp tục quan tâm và có nhiều giải pháp thiết thực để lãnh đạo, chỉ đạo các cán bộ, đoàn viên công đoàn nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hành dân chủ, kỷ cương góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội công đoàn cấp mình và nghị quyết đại công đoàn cấp trên đề ra.

Bài, ảnh: Nguyễn Hùng Cường,   
Trưởng Ban Tổ chức – Kiểm tra LĐLĐ

Mới nhất

Cũ hơn